Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/3/2016. Sau đây là một số nội dung cơ bản của Thông tư 91/2015/TT.
Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông
Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT của bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe đạp máy.
Theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này thì tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới trong và ngoài khu vực đông dân cư tối đa là 60 km/h trên đường đôi, khi có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Đối với đường 2 chiều không có giải phân cách giữa có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép theo quy định là 50 km/h.
Đối với xe máy chuyên dùng và xe máy điện khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông
Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải nhất thiết tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.Tốc độ tối đa cho phép được đi trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Luật giao thông đường bộ chạy quá tốc độ
Những mức phạt cho lỗi chạy quá tốc độ của ô tô và xe máy 2018
Người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp máy thường gặp phải lỗi vượt quá tốc độ cho phép khi tham gia giao thông.
Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe
Đối với xe mô tô – xe gắn máy
Theo luật Giao thông đường bộ quy định đối với người lái xe, người điều khiển xe cần phải nghiêm túc chấp hành về tốc độ xe chạy trên đường. Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện xe mô tô xe gắn máy đó sẽ bị xử lý theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Điều 6 của Nghị định có quy định, người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định cần phải chấp hành các mức phạt đối với từng trường hợp được quy định như sau:
- Phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h
- Phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
- Phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
Đối với xe ô tô
Người điều khiển xe ô tô vi phạm luật Giao thông đường bộ khi có hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định. Nếu vi phạm thì người điều khiển xe sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt theo quy định. Cụ thể mức phạt với người điều khiển xe ô tô vi phạm chạy quá tốc độ được quy định như sau:
- Đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
- Điều khiển xe chạy mà có hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Người điều khiển xe mà chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng.
- Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 02 tháng.
Thông tư trên cũng quy định rằng những người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ phải luôn giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép nhất là di chuyển với mật độ đông người tham gia giao thông.
Vì thế để đảm bảo được sự an toàn khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông cần nắm rõ và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về tốc độ để không xảy ra những sự cố đáng tiếc trên đường đi.
Xem thêm:
Những điều cần biết về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ