Lỗi đi xe máy ngược chiều rất nhiều người mắc phải, nhưng không phải ai cũng biết lỗi đi xe máy ngược chiều bị phạt bao nhiêu. Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về lỗi này qua bài viết dưới đây.
Lỗi đi xe máy ngược chiều là gì?
Đi ngược chiều là gì?
Đi ngược chiều là hành vi đi ngược lại với hướng chuyển động cho phép của đường một chiều hoặc đi ngược chiều trên đường có biển báo cấm đi ngược chiều.
Lỗi đi ngược chiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông
Lỗi đi ngược chiều đã bị tăng mức phạt lên gấp nhiều lần so với trước đây cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá rất cao sự nguy hiểm của hành vi này.
Để rút ngắn một đoạn đường đi mà những người đi ngược chiều trên đường đã cố tình đặt mình và các phương tiện giao thông khác vào tình thế nguy hiểm, đặc biệt trên các tuyến đường được lưu thông với tốc độ cao.
Xem thêm: Lỗi xe máy không gương
Khi có phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe rất khó xử lý và phản ứng với tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông.
Hiện nay, biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
Biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102, có hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang to màu trắng. Khi nhìn thấy biển báo này, lái xe tuyệt đối không đi vào đoạn đường đó.
Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu?
Đối với mô tô, xe gắn máy bao gồm xe máy điện và các loại xe tương tự khác như xe mô tô và xe gắn máy. Thì mức xử phạt là:
+ Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng nếu người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi đi ngược với chiều của đường một chiều hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn, tuyến đường đặt biển “ Cấm đi ngược chiều” trừ các xe ưu tiên mà đi làm nhiệm vụ (khoản 5 điều 6). Đồng thời bị tước về quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (điểm b khoản 10 điều 6)
+ Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng – 5 triệu đồng nếu người điều khiển xe đi ngược với chiều của đường một chiều hoặc đi xe ngược chiều ở đoạn, tuyến đường đặt biển “ Cấm đi ngược chiều” mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 điều 6). Và bị giữ giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (điểm c khoản 10 điều 6)
Đi ngược chiều có bị tước bằng không?
Bên cạnh việc bị phạt tiền, hành vi đi ngược chiều đối với ô tô, xe máy, máy kéo còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Đi ngược chiều có bị tạm giữ xe không?
Tìm hiểu thêm: Lỗi xe máy không xi nhan
- Đối với máy kéo: có thể bị tạm giữ xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm
- Đối với ô tô, xe máy: bị tạm giữ xe trong trường hợp: để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt (nếu chỉ bị phạt tiền) và khi tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được các giấy tờ cần thiết (bằng lái, đăng ký xe máy, bảo hiểm ô tô…)
- Thời hạn tạm giữ: 07 ngày, có thể kéo dài tối đa 30 ngày.
Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi vượt đèn đỏ là một trong những hành vi vi phạm pháp luật và được ghi nhận tại nghị định 100/2019/NĐ-CP là “không chấp hành tín hiệu của đèn giao thông”. Về mức xử phạt đối với từng loại xe, mời quý vị tham khảo mức xử phạt đối với xe ô tô và xe máy dưới đây:
– Đối với ô tô, các loại xe mà tương tự như xe ô tô
+ Mức xử phạt là từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (điểm a khoản 5 điều 5)
+ Bị tước quyền sử dụng về giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng (điểm b khoản 11 điều 5)
+ Bị tước quyền sử dụng về giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ và gây ra hậu quả tai nạn giao thông (điểm c khoản 11, điều 5)
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự xe gắn máy, tương tự như xe mô tô.
+ Bị phạt tiền từ 600 000 đồng – 1 triệu đồng (điểm e khoản 4 điều 6)
+ Bị tước quyền sử dụng về giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (điểm b khoản 10 điều 6)
Trên đây là những thông tin về xe máy đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.