Giấy phép lái xe (GPLX) hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người, nhằm chứng minh khả năng sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông của người đó và phải luôn mang theo khi tham gia giao thông.
Giấy phép lái xe cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Xem thêm: Lỗi dừng xe bị phạt bao nhiêu
Theo Khoản 8, Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như sau:
Người không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển khi bị kiểm tra sẽ bị phạt từ 4.000.000đ- 6.000.000đ.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 8, Điều 125 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người lái xe còn bị tạm giữ xe 7 ngày kể từ ngày tạm giữ và không quá 30 ngày trong trường hợp còn nhiều tình tiết cần phải xác minh thêm.
Lưu ý: Khi người lái xe ô tô mới bị tạm giữ bằng lái và đang trên đường lái xe ô tô về thì lại bị kiểm tra tiếp thì trong trường hợp này họ sẽ không bị tính là điều khiển phương tiện không có bằng lái xe ô tô.
Khi không mang giấy phép lái xe, cảnh sát giáo thông có quyền tạm giữ phương tiện của bạn (Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Cụ thể, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có GPLX và tạm giữ phương tiện theo quy định.
Thời hạn tạm giữ phương tiện sẽ tuân theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.
Xem thêm: Mức phạt lỗi xe không chính chủ
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông; người lái xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,… Để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi; sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.
Trên đây là chia sẻ về mức phạt lỗi lái xe ô tô không bằng và các loại giấy tờ cần phải mang theo khi điều khiển ô tô xe máy tham gia giao thông. Chúc các bạn có chuyến đi an toàn.
Bạn là thí sinh muốn chinh phục tiếng Trung, băn khoăn về địa chỉ đào…
Rất nhiều người cho rằng Y tá và Điều dưỡng đều là tên gọi chung…
Mỗi mùa tuyển sinh đến gần các thí sinh sẽ có nhiều băn khoăn lo…
Toyota là hãng xe được yêu thích từ nhiều năm nay. Sắp tới đây, Toyota…
Bia rượu có tác hại rất lớn tới sức khỏe và đặc biệt là nguy…
Phạt nguội là hình thức phạt sau khi phương tiện vi phạm luật. Làm thế…