Trong các lỗi vi phạm của người tham gia giao thông bằng xe máy thì lỗi không bằng lái xe máy là nhiều nhất. Theo Luật giao thông Việt Nam lỗi không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài tổng hợp sau.
1. Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu năm 2020
Theo quy định của Luật giao thông, người sử dụng phương tiện xe máy trong quá trình tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe máy. Độ tuổi được phép thi giấy phép lái xe máy là 18 tuổi, tính theo chứng minh nhân dân.
Không có bằng lái xe máy là lỗi nặng nhất đối với những người điều khiển phương tiện này khi tham gia giao thông. Theo luật giao thông đường bộ, đối với người điều khiển phương tiện là các xe cơ giới thì cần có đầy đủ các loại giấy tờ như:
- Giấy phép lái xe
- Giấy đăng ký xe
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Xem thêm: Các loại phương tiện giao thông đường thủy
Mặc dù vậy nhưng tình trạng không đầy đủ giấy tờ xe khi điều khiển phương tiện giao thông là lỗi xảy ra nhiều nhất.
Trường hợp người lái xe không xuất trình được các giấy tờ trên khi lực lượng CSGT tiến hành kiểm tra thì sẽ nhận các mức phạt tương ứng. Theo điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ – CP có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 thì:
- Không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng
- Không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, người điều khiển bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
2. Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe máy
Khi chủ phương tiện có đầy đủ giấy tờ xe nhưng quên không mang các loại giấy tờ cần thiết thì chủ phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định như sau:
- Trường hợp chủ phương tiện không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng
- Khi chủ phương tiện không mang giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đăng ký xe sẽ nhận mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng
- Trường hợp, chủ phương tiện có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia cũng sẽ tính là không có. Và người điều khiển nhận mức phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
Ngoài ra, nếu chiếc xe đó không thuộc sở hữu của họ mà là của người khác thì cả chủ xe và người điều khiển đều sẽ bị phạt.
Theo quy định tại điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ – CP, chủ phương tiện trong trường hợp giao xe cho người không có bằng lái và vi phạm luật giao thông sẽ bị phạt từ 800.000 – 2.000.000 đồng đối với cá nhân. Và từ 1.600.000 – 4.000.000 đồng đối với các tổ chức giao xe không phù hợp.
3. Cách chứng minh lỗi không mang bằng lái xe
Khi chủ phương tiện tham gia giao thông bằng xe máy có giấy tờ xe nhưng quên mang giấy tờ xe thì hoàn toàn có thể chứng minh.
Theo khoản 3 điều 82 của Nghị định 100/2019/NĐ – CP thì khi vi phạm lỗi này, người điều khiển phải tiến hành lập biên bản, sau đó tạm giữ xe.
Trong khoảng thời gian giữ xe và được hẹn đến cơ quan chức năng để giải quyết sự việc thì người điều khiển có thể xuất trình bằng lái hoặc các giấy tờ liên quan để chứng minh lỗi này. Cũng chính vì thế mà việc xuất trình bổ sung giấy phép lái xe trong đúng thời hạn giải quyết được coi là điểm khắc phục rất lớn so với các nghị định trước đây.
Theo đó, quá thời gian hẹn gặp thì chủ phương tiện sẽ không thể giải trình và phải chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định được đặt ra.
4. Cần lưu ý gì khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy
Trước khi sử dụng xe máy tham gia giao thông cần kiểm tra các loại giấy tờ sau: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, tự nguyện … Bạn có thể bỏ sẵn vào túi và cất trong cốp xe.
Bên cạnh đó cần kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận xe máy, đảm bảo hoạt động ổn định của động cơ trong quá trình di chuyển. Trong quá trình điều khiển xe cần nghiêm túc các quy định của luật giao thông đường bộ.
Trên đây là các thông tin khi vi phạm lỗi không bằng lái xe máy trong giao thông đường bộ. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.