An toàn giao thông luôn là vấn đề vô cùng nóng hổi của xã hội hiện nay. Việc giáo dục an toàn giao thông học đường trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo thống kê từ Ủy ban An toàn Giao thông (ATGT) Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/9/2020), toàn quốc xảy ra 10.354 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.876 người, bị thương 7.609 người. So với 9 tháng đầu năm 2019, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) giảm 2.321 vụ (giảm 18,31%), số người chết giảm 783 người (giảm 13,84%), số người bị thương giảm 2.010 người (giảm 20,9%).
Trong đó, số lượng tai nạn giao thông có đối tượng là trẻ em được đánh giá khá nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền, nhà trường và gia đình phối hợp để giáo dục an toàn giao thông học đường cho các em.
Xem thêm: Những điều cần biết về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Các đối tượng cần giáo dục an toàn giao thông học đường bao gồm:
Tùy vào từng cấp học cụ thể mà các cơ quan, tổ chức thực hiện các cách tuyên truyền và giáo dục an toàn giao thông học đường khác nhau. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ngành giáo dục đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông học đường như sau:
Tuyên truyền, giáo dục cho HSSV pháp luật về ATGT, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, với các nội dung trọng tâm:
Click ngay: Phương tiện giao thông đường sắt – Ngày càng phát triển và chiếm ưu thế
Tuyên truyền, giáo dục HSSV thực hiện nghiêm túc quy định về việc bảo đảm ATGT đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Tuyên truyền, giáo dục HSSV khi đi đò phải mặc áo phao hoặc sử dụng cặp phao, dụng cụ cứu sinh; chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm an toàn khi sử dụng phương tiện giao thông đường thủy. Chỉ đạo, triển khai việc phòng tránh tai nạn đuối nước trong HSSV; tổ chức huấn luyện kỹ năng phòng tránh đuối nước cho HSSV khi đi tham quan, dã ngoại, hạn chế tổ chức hoạt động tham quan vào mùa mưa lũ, vùng nguy hiểm… để đảm bảo an toàn.
Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu Luật Giao thông, sân khấu hóa các hoạt động; thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội; thông qua hệ thống phát thanh nội bộ…
Tuyên truyền, giáo dục lồng ghép, tích hợp qua các giờ giảng dạy chính khóa, thông qua các hoạt động ngoại khóa; đặc biệt chú trọng mở rộng tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh.
Trên đây là các nội dung tham khảo về giáo dục an toàn giao thông học đường. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Bạn là thí sinh muốn chinh phục tiếng Trung, băn khoăn về địa chỉ đào…
Rất nhiều người cho rằng Y tá và Điều dưỡng đều là tên gọi chung…
Mỗi mùa tuyển sinh đến gần các thí sinh sẽ có nhiều băn khoăn lo…
Toyota là hãng xe được yêu thích từ nhiều năm nay. Sắp tới đây, Toyota…
Bia rượu có tác hại rất lớn tới sức khỏe và đặc biệt là nguy…
Phạt nguội là hình thức phạt sau khi phương tiện vi phạm luật. Làm thế…